Những thủ đoạn chơi xấu trong SEO và cách khắc phục

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Hiện nay, ngành SEO cũng giống như bao ngành khác có vô số những trò chơi bẩn, dìm hàng đối thủ nhằm đưa những từ khóa thứ hạng website đi lên, cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích cuối cùng của những chiêu trò này là đánh tụt hạng đối thủ, thậm chí triệt hạ đối thủ để từ khóa website của họ có cơ hội chấp cánh. Đặc biệt là những ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao như: bất động sản, sim số đẹp, dịch vụ seo, bảo vệ,...

Chèn liên kết ẩn trong website :

Cách này cũng khá phổ biến hiện nay có thể do website bạn có lỗ hổng bảo mật. Đặc biệt là khi sử dụng mã nguồn mở thông dụng hiện nay như joomla, wordpress,... nhưng do sơ ý không update phiên bản thường xuyên, rất dễ bị đối thủ lợi dụng tìm cách khai thác bug có sẵn, chiếm quyền admin, thậm chí có thể chiếm cả quyền quản trị hosting thông qua việc up shell nên việc chèn link ẩn vào là khá dễ dàng.

Ví dụ bên dưới mình sẽ demo và giải thích rõ hơn

Liên kết ẩn dược giấu bởi css
Liên kết ẩn dược giấu bởi css

Nếu bạn xem bình thường, không view code thì không thể xem được link liên kết như thông thường vì đã được css che giấu ẩn đi:
<div style=”position: absolute; left:-10000px”;>

Khắc phục: Nếu bạn không rành về code có thể nhờ Dev kiểm tra lại code và tiến hành kiểm tra toàn bộ website, cũng như tăng cường tính bảo mật lại cho website

Website bị “bơm” liên kết xấu không mong muốn:

Để phát hiện, hiện nay có rất nhiều công cụ nhưng do mình quen dùng ahref, nên sẽ dùng nó để phân thích và kiểm tra.

Liên kết xấu là dạng liên kết tới website của mình mà không có ý nghĩa, bị chèn những anchor text chúng ta không mong muốn nhằm giảm chất lượng website cũng như phân tán sức mạnh liên kết.

Anchortext không mong muốn
Anchortext không mong muốn

Ở đây web của mình đã được đối thủ “tặng” cho những liên kết xấu bằng hình thức spam bằng phần mềm,...

Khắc phục: Bạn nên truy tìm được những backlink xấu này và vào công cụ Google webmaster tools để tiến hành từ chối liên kết

Công cụ từ chối liên kết từ Google Webmaster tools
Công cụ từ chối liên kết từ Google Webmaster tools

Thường xuyên theo dõi Google webmaster tools và Ahref để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Ngoài ra, còn rất nhiều hình thức khác như: DDOS trong SEO, chèn backlink từ web có nội dung nhại cảm, không lành mạnh,copy bài viết trên website và đẩy hàng loạt lên các forum, diễn đàn bằng phần mềm auto post,... Do vậy tùy theo hình thức mà chúng ta có những phương pháp ngăn chặn khác nhau. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn !


Xem thêm về học viện Đào tạo SEO danh tiếng tại Việt Nam

ArtSeed Design (Tác giả: Nguyễn Tiến - Nguồn: Ericdoan.us)

Bình Luận

Share Social